Đồng phục bếp nhà hàng khách sạn là một trong những cách mà các nhà hàng khách sạn lựa chọn để quảng bá thương hiệu. Đặc biệt là đối với các nhà hàng khách sạn có không gian bếp mở (show kitchen). Không chỉ tạo sự chuyên nghiệp cho đơn vị, mà đồng phục bếp phù hợp còn tạo sự thoải mái cho bếp trưởng và các phụ bếp khác.
Thông thường một bộ đồng phục bếp nhà hàng – khách sạn đúng chuẩn sẽ bao gồm đầy đủ những món đồ sau: Quần áo bếp, mũ/nón bếp, tạp dề bếp và khăn đầu bếp… Tùy theo mỗi nhà hàng khách sạn sẽ có những quy tắc đồng phục riêng. Nhưng hầu hết tất cả những thành phần kể trên đều cần thiết và nên được trang bị để đạt được tính thống nhất, gắn kết hài hòa với nhau.
Mục lục
I. Các mẫu áo đồng phục đầu bếp nhà hàng khách sạn
Áo đồng phục bếp thường được thiết kế đặc trưng với cổ trụ, có túi trước và hàng cúc cài gọn gàng. Tay áo phải có độ rộng vừa phải để đầu bếp dễ dàng cử động, thao tác. Tùy theo văn hóa ẩm thực mà nhà hàng khách sạn kinh doanh thì phong cách đồng phục cho các đầu bếp sẽ được tùy chỉnh.
1. Đồng phục bếp Âu
Các mẫu đồng phục bếp Âu thường được đặc trưng trang phục màu trắng là chủ đạo và 2 hàng khuy màu sắc nổi bật. Đối với đồng phục bếp Âu tone màu thương hiệu sẽ được cách điệu tại các vị trí như cổ áo, viền túi, viền tay và vai… Kiểu dáng thiết kế áo đơn giản chú trọng sự thanh lịch của đầu bếp.
Phần nút được thiết kế đặc biệt, là loại nút bọc vải (nút vải kiểu Pháp). Đây được xem là điểm nhấn đặc biệt thay cho các nút kim loại hay nhựa thông thường. Như thế, nút ít khả năng bị vỡ và thuận tiện thay đổi áo khi thời gian gấp rút.
⇒ Xem ngay: Dịch vụ cung cấp đồng phục nhà hàng khác sạn uy tín.
2. Đồng phục bếp Á
Với bếp Á bên cạnh việc thích chọn dùng gam màu trắng; thì các nhà hàng khách sạn cũng rất chuộng việc dùng màu thương hiệu trong thiết kế đồng phục bếp. Đen, xanh và đỏ là gợi ý hàng đầu trong số đó. Bạn sẽ bắt gặp các mẫu đồng phục màu sắc này tại các nhà hàng khách sạn theo phong cách Nhật hoặc Hàn.
Điểm đặc biệt tạo nên nét đặc trưng của áo bếp Á là chúng thường được cách điệu từ các trang phục truyền thống. Tiêu biểu như áo bếp Nhật được biến tấu từ Kimono truyền thống; còn áo bếp Hàn Quốc thì từ quốc phục Hanbok. Thêm vào đó là logo, đường nét, hoa văn bắt mắt được chủ nhà hàng – khách sạn tự chọn trong quá trình thiết kế.
⇒ Tham khảo thêm: Dịch vụ in thêu logo đồng phục Thomas Nguyen.
Bên cạnh mẫu mã và chất liệu vải thì riêng tại Thomas Nguyen Uniform, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến tính ứng dụng của đồng phục. Tiêu biểu như với mẫu đồng phục bếp đã thực hiện cho Dìn Ký Restaurants nhận thấy môi trường làm việc thực tế tại đây tương đối nóng nực và bí bách; chúng tôi đã thiết kế chi tiết lỗ thông hơi nhỏ này ngay bên dưới phần cánh tay để tạo hiệu ứng thoáng khí. Như vậy, mẫu áo bếp Dìn Ký không chỉ đẹp, thể hiện được sự chuyên nghiệp của đầu bếp mà còn đảm bảo an toàn, thoáng mát và thoải mái trong suốt quá trình làm việc.

⇒Tìm hiểu thêm: Thomas Nguyen – Công ty cung cấp đồng phục chuyên nghiệp.
II. Phụ kiện đồng phục bếp nhà hàng khách sạn
1. Mũ đồng phục bếp
Mũ đầu bếp giúp giữ tóc của các đầu bếp được gọn gàng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (tránh tóc rơi vào đồ ăn). Bên cạnh đó còn thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp; và văn hóa doanh nghiệp của từng nhà hàng, khách sạn.
Một số quan niệm cho rằng chiều cao và số lượng nếp gấp trên mũ đồng phục bếp thể hiện trình độ; cấp bậc; năng lực cũng như kinh nghiệp của người làm bếp. Vì thế, bạn có thể chia sẻ với Thomas Nguyen Uniform các thông tin này để được tư vấn kiểu mũ bếp phù hợp.
Có 5 loại mũ đầu bếp được sử dụng phổ biến:
Beret: mũ hình trụ ngắn, vành tròn.

Skull cap: loại mũ hình trụ đơn thuần

Toque: loại mũ xếp nếp hình ống trụ màu trắng

Flared Toque: loại mũ có vành tròn vừa đầu, phần trên phồng

Chef wrap: là loại khăn rằn được cột khéo của đầu bếp

2. Khăn đồng phục bếp
Khăn đầu bếp là chiếc khăn mềm được đeo trên cổ của các đầu bếp hoặc bếp trưởng. Chúng công dụng thấm mồ hôi ở môi trường bếp nóng. Hoặc giữ nhiệt khi bước vào phòng thực phẩm động lạnh.
Với khăn bếp Nhật, phía sau khăn sẽ được thiết kế thêm miếng dán dính. Để khi cần, đầu bếp có thể dùng để đội lên đầu thay vì dùng mũ/nón.
3. Tạp dề đồng phục bếp
Tạp dề là trang phục mặc ở phía trước ngực và bụng của cơ thể. Được sử dụng để bảo vệ quần áo khỏi những vết bẩn trong quá trình chế biến thức ăn. Chúng thường có cùng gam màu với khăn choàng cổ bếp hoặc nón bếp để tạo sự cân đối và đồng điệu.
a. Tạp dề ngang hông
Đây là mẫu tạp dề có độ dài qua gối từ 5 – 10cm. Được buộc ngang hông và che phủ toàn bộ phần thân dưới của người mặc. Đây cũng là mẫu tạp dề dành cho các đầu bếp, bếp trưởng chuyên nguyện ở hầu hết các nhà hàng Âu Á trên toàn thế giới.
Thông thường ở những bếp Âu, mẫu tạp dề này sẽ có một chiếc túi nhỏ may ở phía trước. Để giúp bếp trưởng thuận tiện trong việc để các dụng cụ cần thiết.
b. Tạp dề yếm
Tên gọi của loại tạp dề này cũng chính là thiết kế chủ đạo của nó. Tạp dề sẽ có dây đeo ở cổ và dây thắt phía sau eo để giữ cố định tạp dề vào người. Mẫu tạp dề này có khả năng bảo vệ tốt hơn so với tạp dề ngang hông nhờ phạm vi bảo vệ toàn diện.
III. Vải may đồng phục bếp nhà hàng khách sạn
Để đảm bảo tính chất chịu nhiệt cao trong phòng bếp thì chất liệu may đồng bếp phải có tính chịu nhiệt tốt; khả năng thấm hút mồ hôi và độ thoáng khí cao. Tại Thomas Nguyen Uniform, chúng tôi luôn ưu tiên sử dụng loại vải khaki thun có độ bền và khả năng thấm hút ưu việt.
Trong nhiều năm trở lại đây, Khaki vẫn luôn là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho đồng phục áo bếp chuyên dụng. Thành phần vải cotton cao, trọng lượng nhẹ. Tạo sự thoải mái, dễ chịu dành cho người mặc. Bề mặt vải mềm mịn, dễ loại bỏ các vết bẩn dù qua thời gian sử dụng lâu dài.

⇒Xem thêm: Các BST vải may đồng phục đẹp khác.
Nếu bạn có thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng nhắn tin về fanpage; hoặc các thông tin liên hệ khác bên dưới để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.
THOMAS NGUYEN UNIFORM
*Tư liệu tham khảo: Giải mã trang phục nhà hàng khách sạn trên tạp chí Forbes.