DN có thể hưởng lợi từ những lưu ý đơn giản này khi may đồng phục nhà hàng

DN có thể hưởng lợi từ những lưu ý khi may đồng phục nhà hàng đơn giản

Nếu bạn đang chuẩn bị cho một công việc kinh doanh nhà hàng ăn uống mới. Thì những lưu ý khi may đồng phục nhà hàng không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn hưởng lợi từ chúng đấy! Bạn có biết nhân viên mặc đồng phục phù hợp khi làm việc là điều vô cùng quan trọng. Làm việc trong ngành nhà hàng có nghĩa là nhân viên cần phải trông lịch sự nhất. Và họ phải có một bộ đồng phục bền, thoải mái, an toàn. Họ hoạt động liên tục trong nhiều giờ và thường xuyên di chuyển cả ở khu vực có khách hàng và không có khách hàng. Việc mặc một bộ trang phục khiến họ trông chuyên nghiệp phải được chú trọng hàng đầu. 

Những lưu ý khi may đồng phục nhà hàng mà bạn cần biết

Trước khi bắt đầu quyết định mua/ đặt may bất kỳ bộ trang phục hoặc phụ kiện nào cho nhân viên. Bạn cần tìm hiểu, liên hệ và chat với đơn vị cung cấp đồng phục đáng tin cậy để hỏi về chính sách & chủng loại sản phẩm. 

Một số nhà may sẽ cung cấp đồng phục may sẵn giới hạn kiểu dáng màu sắc. Trong khi những nhà may khác sẽ muốn biết bạn mặc trang phục màu nào hay có những yêu cầu thiết kế đặc biệt gì. Nhà may có những mẫu vải như thế nào, bạn nên yêu cầu được xem chất liệu vải và biết giá. Thậm chí là các giấy xác nhận thành phần vải từ đơn vị cung cấp vải chính hãng của chúng. Các phần chính của một bộ đồng phục nhà hàng là gì? Áo, quần, tạp dề và nón,… chúng liệu có phải là tất cả. Khi đã rõ những gì bạn cần, bạn có thể bắt đầu cân nhắc so sánh các lựa chọn đã tìm kiếm & quyết định.

Một số yếu tố chính cần xem xét trước khi may:

1. Đồng phục nhà hàng phải luôn sẵn sàng

Mỗi nhân viên nên có 2 bộ đồng phục cho riêng mình. Hoặc hiện tại nếu không đủ điều kiện, bạn cũng nhất định phải dự trữ một số lượng đồng phục nhất định. Và bạn có biết không, Thomas Nguyen khuyên bạn hãy chọn đồng phục đen. Đây là sự lựa chọn thông minh che khuyết điểm hình dáng cơ thể dù mập hay ốm. 

Thêm vào đó, lý do các chủ nhà hàng lớn thích nhân viên của họ mặc đồ đen. Là bởi bạn sẽ không có thời gian để thay đồ trong một ca làm việc dài bận rộn. Vì vậy mà nhân viên sẽ có nguy cơ cao hơn trở nên thiếu chuyên nghiệp nếu đồ uống và thức ăn bị đổ. Với một chiếc áo đen, người mặc sẽ không phải quá lo lắng về vấn đề này. Bạn có thể xử lý cơ bản vết bẩn bằng cách lau và giặt sau đó sấy khô. Vết loang bẩn này sẽ khó bị nhận thấy nếu không chăm chú nhìn thật kỹ.

2. Đồng phục nhà hàng phải bền

Trang phục nhà hàng đã phổ biến ở hầu hết các cửa hàng dù lớn dù nhỏ. Nhưng điều quan trọng là bạn phải tìm được quần áo bền chất lượng cao. Độ bền của đồng phục phụ thuộc vào 3 yếu tố. Đó là chất vải, đường may và quá trình sử dụng & bảo quản. 

Tùy theo chi phí bạn nên cân nhắc chọn vải. Không hề dễ dàng khi phải chi thêm tiền để loại vải chất lượng. Nhưng bạn sẽ cảm nhận được sự đáng giá đúng theo nghĩa đen. Không chỉ mang lại sự thoải mái mà thời gian sử dụng cũng sẽ lâu hơn so với các loại thông thường.

Bạn chắc chắn không muốn mình cứ luôn phải giải quyết các khiếu nại của nhân viên liên quan đến đồng phục đâu nhỉ? Quẩn quanh các vấn đề như độ chật rộng, vải gây kích ứng khó chịu, cảm giác nóng bức. Hoặc là bạn liên tục đổi mới đồng phục trong ngắn hạn. Vì chúng dễ bị sờn rách, phai mau, bung đường may tại các vị trí quan trọng. Bạn có thể theo dõi thêm về một tai nạn đáng tiếc về chất lượng đồng phục của hãng hàng không Delta Air Lines tại đây nhé!

3. Bởi vì những ca làm việc dài, đồng phục nhà hàng cần phải thoải mái

Trong nhà hàng có nhiều vị trí công việc khác nhau. Có những vị trí ít di chuyển như đầu bếp, lễ tân. Nhưng cũng có những công việc nhân viên phải hoạt động tương đương việc đi bộ hàng nghìn bước trong mỗi ca làm. Điển hình như phục vụ, quản lý và bảo vệ. Tương tự như một đôi giày, nó có thể gây đau nhức và phồng rộp nếu bạn không mua đúng kích cỡ chân của mình. Đồng phục cũng vậy.

4. Đồng phục nhà hàng phải đảm bảo an toàn

Đồng phục phải đảm bảo an toàn

Đồng phục của bạn phải bao phủ được nhiều diện tích trên cơ thể nhất. Chung để bảo vệ bạn khỏi các vật rơi xuống như dao kéo, kính vỡ, nước nóng, lửa hoặc dầu mỡ văng vào. Không chỉ với nhà hàng ăn uống mà bất cứ ngành nghề lĩnh vực nào cũng vậy. Bạn chăm lo cho sức khỏe và đời sống của nhân viên. Họ cũng sẽ theo đó là biết ơn, cảm kích bạn và ngày càng nỗ lực tiến lên trong công việc.

Làm việc trong môi trường nhà bếp, đầu bếp thường xuyên tiếp xúc với lửa và nhiệt độ cao. Vậy nên đồng phục đầu bếp phải chống nhiệt, chống nóng, dài tay để hạn chế tổn thương. Ngoài trang phục chính thức, thì các phụ kiện cũng không kém phần quan trọng. Tạp dề, nón, bao tay,… Thomas Nguyen hiện cung cấp loại tạp dề yếm truyền thống phục vụ cho mọi loại hình và quy mô nhà hàng của mình. Bằng cách hỗ trợ bạn thiết kế logo thêu, in, dệt. Tạp dề của chúng tôi được đảm bảo chất lượng cao nhất với giá cả phải chăng. Và quan trọng nhất là nó sẵn có giúp tiết kiệm đáng kể thời gian.

5. Cách chăm sóc đồng phục nhà hàng

Để đảm bảo tuổi thọ, bên cạnh việc sử dụng các vật liệu bền hơn, có thể giặt thường xuyên. Và có khả năng đàn hồi giữ được hình dạng và màu sắc ban đầu cao. Dưới đây là một số cách chính để chăm sóc đồng phục đầu bếp chuyên nghiệp:

+ Luôn lưu ý và làm theo hướng dẫn chăm sóc của nhà sản xuất vì chúng có thể khác nhau giữa các loại vải.

+ Xử lý vết bẩn càng nhanh càng tốt để tránh chúng bám vào. Tránh chà xát vết bẩn và khiến vết bẩn lan rộng hơn bằng các dung dịch tẩy rửa nhẹ nếu có.

+ Giặt chúng sau mỗi ca làm việc nếu không mùi thức ăn và vết bẩn mồ hôi sẽ khó loại bỏ hơn.

+ Nếu bạn không có thời gian giữa các ca làm việc, hãy cân nhắc sử dụng dịch vụ giặt là chuyên nghiệp.

+ Sử dụng chất tẩy trắng định kỳ khoảng thời gian 3 tháng/ lần.

+ Sau khi làm sạch, cất giữ đồng phục một cách an toàn để tránh để lộn xộn nào trước lần mặc tiếp theo.

+ Chỉ nên mặc đồng phục trong nhà hàng.

+ Biết khi nào cần thay thế khi chúng đã quá hạn để có thể sử dụng.

6. Các khuyến nghị nguy hiểm nên tránh cho đồng phục nhân viên là đầu bếp

Như đã đề cập phía trên, nhà bếp có thể là nơi nguy hiểm với nhiệt độ cao, chất lỏng nóng, đồ dùng sắc nhọn và dụng cụ nặng. Để giảm thiểu nguy cơ chấn thương, bạn nên nhắc nhở nhân viên tránh mặc:

+ Giày hở mũi như xăng đan

+ Giày có độ bám/ ma sát thấp

+ Giày không thoải mái

+ Quần áo làm từ sợi dễ cháy

+ Quần áo không che hết cánh tay và chân (ví dụ áo ngắn tay và quần đùi)

Lời kết:

Trang phục là thứ mà khách hàng sẽ nhớ nhất sau khi sử dụng dịch vụ của bạn. Hơn thế nữa, hình ảnh một đầu bếp chuyên nghiệp không chỉ dễ dàng được xác định bởi đồng phục họ mặc. Mà còn bởi tình trạng sử dụng của nó. Đồng phục phù hợp thực sự là điều tối quan trọng đối với mức độ thành công của cá nhân nhân viên và cả nhà hàng. Vì vậy hãy đảm bảo bạn chọn đồng phục phù hợp và thoải mái với công việc. Giờ đây, bạn đã biết những lưu ý khi may đồng phục nhà hàng là gì. Hãy lưu lại mà thực hiện nhé! 

Xem thêm:

▪️ Đồng phục nhà hàng Dìn Ký: thoải mái, thoáng mát

▪️ Nên chọn đồng phục nhà hàng may sẵn hay may đo

▪️ Áo đồng phục nhà hàng đẹp: Cần thiết hay cơ hội

▪️ May đồng phục lễ tân nhà hàng – khách sạn

▪️ Đồng phục bảo vệ nhà hàng khách sạn

Liên hệ:

Thomas Nguyen Uniform – Người may đo thương hiệu
Địa chỉ: 
445/2/2G Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
Hotline:
 0973521557
Email:
 thomasnguyenveston@gmail.com

Nhanh chóng – Chất lượng – Giá hợp lý!